Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé mỗi ngày, mẹ cần bổ
sung các nguồn thực phẩm giàu tinh bột, vitamin, chất xơ, khoáng, chết béo khác
nhau.
Các
sản phẩm như ngũ cốc, mì ống, gạo, khoai tây, khoai lang, khoai mỡ, chuối và
bất cứ loại thực phẩm nào làm từ bột như bánh mì, bánh quy giòn, bánh nướng,
bánh trứng nướng… là gợi ý tuyệt vời cho trẻ. Bởi đây là nguồn thực phẩm giàu
protein, nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Nguồn dinh dưỡng không thể thiếu tiếp theo đó là vitamin,
chất khoáng có trong nguồn thực phẩm rau của quá. Bé mầm non đã
được tiếp xúc với rau củ quả rồi nhưng không phải trẻ nào cũng thích ăn rau,
củ. Bởi vậy mà mẹ cần chế biến các món ăn sao cho tinh tế để trẻ yêu thích rau.
Hãy cho trẻ ăn kèm trong mỗi bữa ăn để trẻ biết rằng rau luôn là một phần của
bữa ăn bình thường. Cắt nhỏ trái cây cho trẻ cầm trên tay để ăn dễ dàng hơn và
thường xuyên cho trẻ ăn trái cây như bữa phụ.
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé mầm non
Ngoài
ra, để bé mầm non có sự phát triển toàn diện, mẹ cần cung cấp nguồn thực phẩm
giàu chất sắt và protein. Mẹ cho trẻ ăn một hoặc hai bữa mỗi ngày, gồm thịt,
cá, trứng, các loại hạt và đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen… Chọn xúc xích,
thịt viên và bánh mì kẹp thịt có hàm lượng thịt nạc cao và hàm lượng muối thấp.
Thực phẩm dinh dưỡng nên chọn cho bé
mầm non
Sữa tươi, pho mát và sữa chua
Các
sản phẩm từ sữa cung cấp nhiều canxi cho xương và trí não phát triển. Bởi vậy
mà mẹ nên cho bé mầm non uống sữa mỗi ngày. Pho mát và sữa chua là nguồn thực
phẩm hữu ích cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đây cũng là thực phẩm khuyến khích sử
dụng cho các bé mầm non.
Những thực phẩm cần hạn
chế cho trẻ mầm non
Để
đảm bảo sức khỏe cho bé mầm non, mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng một số nguồn
thực phẩm dưới đây:
Thực
phẩm giàu chất béo và đường (gồm các loại thực phẩm như bơ, bơ thực vật, dầu,
bánh ngọt, bánh quy và kem). Cho trẻ ăn với số lượng nhỏ để tránh bị thừa cân.
§ Đồ ngọt, sô cô la và các loại thực phẩm có đường khác thỉnh
thoảng có thể ăn, nhưng nếu ăn thường xuyên trẻ có thể bị hư răng.
§ Dầu cá, các loại hạt, phụ gia và chất làm ngọt, các loại
thực phẩm nhiều chất xơ.
§ Cá lớn sống lâu năm, như cá mập, cá kiếm… có thể chứa hàm
lượng thủy ngân cao.
§ Trà và cà phê làm giảm sự hấp thu sắt từ thực phẩm.
§ Đồ uống có gas có thể làm hỏng răng của bé, cần hạn chế cho
bé sử dụng thực phẩm này.
§ Chỉ cho trẻ uống nước ép trái cây sau giờ ăn, vì axit trong
nước trái cây có thể làm hỏng răng khi trẻ uống giữa bữa ăn hoặc uống nhiều lần
trong ngày.
Điều quan trọng khi chăm sóc dinh dưỡng bé ở tuổi
mầm non đó là tạo hứng thú cho bé trong bữa ăn. Bởi rất nhiều trẻ
ở độ tuổi này có hiện tượng biếng ăn và mải chơi mà quên ăn. Bởi vậy, mẹ cần
xây dựng một thực đơn dinh dưỡng thú vị và phù hợp với trẻ. Hi vọng với những
bí quyết trên mẹ sẽ là người bạn đồng hành dinh dưỡng tuyệt vời của trẻ khi đến
trường mẫu giáo.