Bệnh cận thị ở trẻ em ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại cho các bậc cha mẹ.
1.Nguyên nhân
Ngoài những nguyên nhân đó yếu tố đi truyền, bệnh bẩm sinh hay một số bệnh toàn thân thì nguyên nhân chủ yếu là đó chế độ sinh hoạt của trẻ không phù hợp và chưa đúng cách như:
- Đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng
- Khi đọc sách, khoảng cách giữa mắt và sách quá gần
- Xem tivi quá gần và quá nhiều
- Chơi điện tử
- Ngủ ít
2. Biểu hiện:
Khi bị cận thị, trẻ có các dấu hiệu sau:
- Nhìn xa không rõ, khi xem tivi trẻ có xu hướng tiến lại gần
-Trẻ hay kêu mỏi mắt, nhức mắt
- Phải nheo mắt mỗi khi chăm chưa nhìn vật nào đó (đọc sách, chơi game, xem tivi...)
3. Cách phòng bệnh:
Để giữ cho đôi mắt luôn sáng và tránh bệnh cận thị, nên thực hiện các biện pháp sau:
- Nên:
+ Ngồi học đúng tư thế, luôn giữ khoảng cách giữa mắt và sách là 30-40cm( xấp xỉ hai gang tay)
+ Để cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi giờ xem tivi, chơi điện tử bằng cách hoạt động ngoài trời, nhìn vào khoảng không gian xa, không bị khuất tầm mắt
+ Đi ngủ đúng giờ
+ Ăn những thức ăn có lợi cho mắt như: cá, tôm, gan động vật, cà rốt, bí đỏ, sữa ...
- Không nên:
+ Đọc sách ở những nơi không đủ ánh sáng
+ Xem tivi quá gần
+ Chơi điện tử, xem tivi quá lâu.
Nhận biết được nguyên nhân và những yếu tố có thể gây nên bệnh cận thị cho trẻ. Vì vậy ở lớp cô giáo thường xuyên có biện pháp để phòng chống cận thị cho trẻ trong lúc trẻ học tập cũng như vui chơi, rèn cho trẻ cách ngồi viết, ngồi đọc sách đúng tư thế và lớp học thường xuyên có đầy đủ ánh sáng. Nhà trường đã trang bị cho lớp hệ thống đèn điện chống cận…
Vì vậy cha mẹ cần quan tâm tới trẻ lúc hoc, lúc chơi và cho trẻ nghỉ ngơi một cách khoa học, thường xuyên phối hợp với cô giáo trong việc phòng chống cận thị cho trẻ.