Để
trẻ có được chiều cao tối ưu, ba mẹ cần biết các thời điểm vàng để cơ thể trẻ
tăng chiều cao một cách nhanh nhất. Và nếu quá bận rộn với công việc, ba mẹ có
thể gửi con tại các trường Mầm non để trẻ luôn có chế độ dinh dưỡng tốt nhất
giúp tăng trưởng chiều cao.
Giai
đoạn trẻ tăng chiều cao là thời kỳ mang thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi
và giai đoạn dậy thì. Vì vậy, nếu nuôi dưỡng tốt thì trong 12 tháng đầu trẻ có
thể tăng 25cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm. Còn trong giai đoạn
dậy thì (con gái từ 10-16 tuổi, con trai từ 12-18 tuổi) cơ thể sẽ có 1-2 năm
chiều cao tăng vọt từ 8-12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kỳ dậy
thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số
tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời
kỳ dậy thì.
Theo
TS.BS Từ Ngữ (Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam), có một điều
đáng quan tâm là đa số trẻ em Việt Nam sinh ra với chiều dài trên 50cm, tức
không khác biệt bao nhiêu so với chiều dài lúc sinh của trẻ em nước khác. Nhưng
do sự nuôi dưỡng và quá trình chăm sóc không phù hợp dẫn đến mất tiềm năng
chiều cao trên con đường trưởng thành của trẻ
Trong
giai đoạn này, cần cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp theo nhu cầu của trẻ ở
từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn 3 – 10 tuổi được xem là giai đoạn quan
trọng, quyết định tới 60% tiềm năng phát triển chiều cao ở trẻ.
Và
chế độ dinh dưỡng qua các giai đoạn để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao một cách
tốt nhất.
1. Giai
đoạn mang thai: chế độ ăn uống, ngủ hợp lý của người mẹ trong thời gian này là
vô cùng cần thiết, tránh áp lực và suy nghĩ tiêu cực.
2.Giai
đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: nếu được nuôi dưỡng tốt thì trẻ tăng 25cm trong 12
tháng đầu và 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm.
3. Giai
đoạn dậy thì: với con trai từ 12 -18 tuổi và con gái từ 10 – 16 tuổi. Quá trình
dậy thì của trẻ sẽ có 1 -2 năm tăng vọt về chiều cao, nguyên nhân là do thể
trạng, bổ sung các thực phẩm phù hợp và vận động thể dục thể thao ngay từ nhỏ.
Sau thời kì dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với vận tốc rất chậm,
tổng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vột
của thời kì dậy thì
Người
ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc
2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều
cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10
tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao khoảng 1, 75m). Qua đó chúng
ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn: mang thai, 3 năm đầu và
giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.
Để
phát triển chiều cao một cách tối ưu, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần
khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ
đủ, ngủ sâu cũng làm hooc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thúc xương dài
hơn.