DỰ THI
THÔNG TIN VỀ TÁC PHẨM DỰ THI
1. Tên
bài viết/Tác phẩm: Triển khai thực hiện ứng dụng chuyển đổi
số trong tổ chức các hoạt động giáo dục của trường mẫu giáo Kim Đồng I
2. Thể loại:
Bài viết tuyên truyền
3. Tên
các cuộc thi đã tham gia (Nếu có):
4. Đã
đăng trên các phương tiện truyền hình, báo chí:
5. Đường
link tác phẩm:
6. Bài viết
mới (Đánh dấu X):
7. Tóm tắt
nội dung tác phẩm (đối với tác phẩm, ảnh, phát thanh truyền hình và bài viết từ
02 kỳ trở lên): Nêu bật được chủ đề, nội dung chính, tính phát hiện, sức lan tỏa,
hấp dẫn…
Mô hình dân vận thời kỳ số với
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tạo nên những thay đổi căn bản trong cách
thức hoạt động của ngành giáo dục, của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức;
nhận thức, thói quen của người dân.
Trong đó, công tác dân vận
đóng vai trò quan trọng chung sức đồng lòng của cả ngành giáo dục nói chung và
trường mẫu giáo Kim Đồng I nói riêng, tất cả cùng quyết tâm thực hiện chuyển đổi
số và nhà trường cũng đã tập
trung triển khai đồng bộ 4 giải pháp quản lý, chỉ đạo.
Hơn hai năm qua, với công
tác “dân vận khéo”, xuất hiện nhiều cá nhân điển hình, nhiều cách làm hay và có
nhiều tiết dạy, hoạt động giáo dục trẻ theo hình thức mới gắn với chuyển đổi số
trong trường mẫu giáo Kim Đồng I, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện chuyển
đổi số chung của toàn quận Lê Chân.
Mô hình dân vận thời kỳ số với sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị tạo nên những thay đổi căn bản trong cách thức hoạt
động của ngành giáo dục, của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức; nhận thức,
thói quen của người dân. Để đẩy mạnh chuyển đổi số, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và internet, giáo dục
đã trải qua một cuộc cách mạng kỹ thuật số, mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới.
Trong đó, công tác dân vận
đóng vai trò quan trọng chung sức đồng lòng của cả ngành giáo dục nói chung và
trường mẫu giáo Kim Đồng I nói riêng, tất cả cùng quyết tâm thực hiện chuyển đổi
số và nhà trường cũng đã tập
trung triển khai đồng bộ 4 giải pháp quản lý, chỉ đạo.
Giải pháp thứ nhất đó
là công tác quản lý chỉ đạo và đầu tư CSVC chuyển đổi số tại nhà trường.
Thực hiện
Kế hoạch số 20/ KH-PGD-ĐT ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Phòng giáo dục và Đào
tạo quận Lê Chân về triển khai thực hiện chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo quận
Lê Chân năm 2024.
Trường Mẫu giáo Kim Đồng I đã xây dựng Kế hoạch số 11/MGKĐI ngày 5 tháng 8 năm 2024 về " Chuyển đổi số trong tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non" năm học 2024-2025".
Phân công nhiệm vụ cho các tổ
trưởng, tổ phó chuyên môn về xây dựng hồ sơ chuyên môn, hồ sơ cá nhân, xây dựng
nội dung sinh
hoạt chuyên môn của tổ… Ứng dụng
chuyển đổi vào việc thiết lập hồ sơ quản lý, hồ sơ chuyên môn các lớp, trên
Driver và chuyển lên hệ thống phần mềm Edoc.
Thay đổi cách kiểm
tra kế hoạch, dự giờ, đánh giá việc áp dụng chuyển đổi số
vào quản lý hồ sơ và thực hiện
các hoạt động giáo dục trẻ tại lớp như: Hướng
dẫn qua Utraview, rút kinh nghiệm cho giáo viên. Hỗ trợ, tư vấn quá trình: phát triển khả năng CNTT, thực hiện theo lộ trình có hệ thống, thường xuyên,
liên tục, gắn kết với thực tiễn cho giáo viên.
Phân công cho các giáo
viên có khả năng CNTT thiết kế sản phẩm học liệu số để tham gia “Ngày hội
chuyển đổi số”, khuyến khích 100% giáo viên thiết lập bài giảng điện tử, sản
phẩm học liệu số, tạo game online như Quizzi, Kismart phù hợp lứa tuổi trẻ mầm
non.
Đầu tư các thiết bị hiện đại, có cấu hình
cao cho 1 số lớp thực hiện chuyên đề như: Cây vi tính, ti vi màn hình lớn, Laptop,
máy tính bảng, bút bấm…để giáo viên có trang thiết bị xây dựng các sản phẩm học liệu số để dự thi cấp quận,đóng góp vào kho học liệu của trường, của quận, của thành phố. Thường xuyên bảo dưỡng, sửa đường mạng,
thiết bị cho các bộ phận, các lớp.
Giải pháp thứ 2
nhà trường tập huấn bồi dưỡng, tạo động lực, khuyến khích giáo viên áp dụng chuyển đổi số vào quản lý hồ sơ và thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ và công tác bồi dưỡng luôn được nhà trường chú trọng. Bồi dưỡng cho
giáo viên thay đổi từ cách nghĩ đến cách làm; có tư duy sáng tạo, đổi mới, dám
nghĩ, làm, dám thay đổi, dám tiếp cận cái mới…). Nghiên cứu sâu, kĩ, áp dụng những
hình thức thức quản lý hồ sơ chuyên môn của tổ, của lớp, của cá nhân. Ví dụ:
Thiết lập hồ sơ chuyên môn từ năm học trước và triển khai sâu rộng hơn ở năm học
này.
Bồi
dưỡng cho giáo viên cách khai thác mạng xã hội và truyền thông hiệu quả trong
các hoạt động của nhà trường, tạo điều kiện giáo viên, trẻ và phụ huynh có sự
tương tác, tạo ra môi trường học tập thú vị và kích thích sự tham gia của phụ
huynh và cộng đồng.
Thay đổi tư duy
trong việc xây dựng các áp dụng chuyển đổi số vào kế hoạch thực hiện chương trình GDMN, không
phát sinh hồ sơ sổ sách, tạo động lực cho giáo viên làm việc không cảm thấy
khó, thấy ngại khi phải tiếp cận với việc chuyển đổi số.
Cử giáo viên tham
gia học lớp bồi dưỡng của PGD - ĐT chủ động đăng ký tổ chức các hoạt động điểm,
mời đồng nghiệp, tổ chuyên môn góp ý, tư vấn. Từ đó dần dần lan tỏa tới các lớp
cùng khối và những khối khác.
Khuyến khích
giáo viên sử dụng các thiết bị điện tử thông minh; quan tâm tới những thiết bị
dạy học số, giáo viên chỉ nghiên cứu và dạy theo mà không cần phải chuẩn bị quá
nhiều. Tiếp cận và sử dụng các phần mềm dạy học hiện đại, hấp dẫn thu hút trẻ,
có sự tương tác mang lại kết quả tốt.
Giải pháp thứ 3
đó là việc khai thác, sử dụng hiệu quả kho học liệu của Thành phố; Giáo dục mầm
non quận Lê Chân.
Khai thác, sử dụng
hiệu quả kho học liệu là vô cùng thiết thực đặc biệt, sử dụng hiệu quả các sản phẩm do giáo viên trong trường
tự thiết kế sẽ phù hợp lứa tuổi trẻ, thực tế của lớp, dễ áp dụng vào các hoạt động,
tối ưu hoá trong việc lựa chọn đồ dùng, giáo cụ để dạy trẻ.
Ví dụ: Cô Phạm Thị Hân đã thiết kế cho trẻ cùng thao
tác thí nghiệm “Trứng chìm trứng nổi” trên máy tính qua trò chơi kéo thả, sau
đó cho trẻ tự thực hành trải nghiệm bằng quả trứng thật, sẽ kích thích tính tự
học, tự tìm tòi của trẻ .
Hay khi xuống hoạt
động ngoài trời trong khu vườn cổ tích, góc dã ngoại, cô cho trẻ dùng điện thoại
quét mã QR, sau đó cùng thảo luận từng nhóm chơi…
Thiết lập các đường link, mã QR, xây dựng sản phẩm, game
Quizzi, phát huy giá trị kho học liệu thành phố và của quận. Khích lệ giáo viên
đưa ra ý tưởng riêng, tập trung vào nội dung mới lạ cho trẻ được khám phá, thực
hành, trải nghiệm các thao tác trên các phương tiện hiện đại như: Laptop, máy
tính bảng, điện thoại...
Ví dụ: Sản phẩm
thiết bị học số của cô giáo Đinh Diệu Huyền thiết kế. Trẻ sẽ được xem video trên máy tính và thực hiện yêu cầu đưa ra qua các trò chơi kéo thả hình, chọn hình giống nhau...mà không cần cô hướng dẫn trực tiếp.
Trường
tổ chức chuyên đề về “ Ứng
dụng sản phẩm học liệu số vào các hoạt động giáo dục” cho CBQL, giáo viên toàn
quận đến dự giờ, học hỏi.
Phát động trong giáo viên
tích cực tham gia hội thi xây dựng sản phẩm học liệu số do Phòng giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân phát động
Toàn bộ giáo viên trong nhà
trường đã thực hiện soạn và gửi giáo án lên hệ thống Edoc do Sở Giáo dục Thành phố quản
lý, giáo viên được tập huấn về công tác “
Chữ ký số” trong trường học, 100% giáo viên đã thực hiện tốt. Trong các hội thi giáo viên giỏi của trường, của quận,
của thành phố, đội ngũ giáo viên trong trường cũng đã xây dựng những bài thuyết
trình, những video, powerpoint dự thi đã đoạt giải cao cấp quận và thành phố.
Chuyển đổi số trong giáo dục đã thực sự giúp cho giáo dục
nâng lên một tầm cao mới, nâng cao hiệu quả kết nối trong quá trình chăm sóc và
giáo dục trẻ, giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện các lĩnh vực, tạo lên một
thế hệ tương lai cho nước nhà.
Giải pháp thứ 4
là việc phối hợp và phát huy tối đa vai trò, thế mạnh của phụ huynh và cộng
đồng trong quá trình thực hiện ứng dụng chuyển đổi số các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo.
Việc
thực hiện chuyển đổi số sẽ giúp phụ huynh nhận thức được sự cần thiết của việc
ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục mầm non. Tuyên
truyền kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục, các hoạt động của nhà trường. Hướng
dẫn phụ huynh quét mã QR về các hoạt động của lớp.
Nhà trường và
giáo viên luôn khai thác hiệu quả việc phối, kết hợp với phụ huynh và cộng đồng
trong việc xây dựng môi trường vật chất hiện đại, phát huy tối đa vai trò và thế mạnh của phụ huynh về
kỹ thuật, hỗ trợ giáo viên sử dụng các phần mềm hoặc sửa máy vi tính, máy in...
Kêu gọi sự ủng hộ từ phụ huynh ủng hộ loa vi tính, màn hình, bàn phím, lắp lại
kết nối mạng, hỗ trợ phần mềm đã bẻ khóa khi giáo viên thiết kế các sản phẩm
học liệu số…
Ngoài ra còn giúp phụ huynh biết được lợi
ích của viêc ứng dụng chuyển đổi số vào giáo dục cho trẻ, ví dụ như:
Chỉ bằng chiếc điện thoại di động, máy tính cũng có thể
giúp trẻ học tập nhanh và dễ hiểu nhất, có thể tương tác cùng cô và mẹ, anh chị
chơi các game, các bài học về hình, về màu sắc, học tiếng Anh hoặc làm các thí
nghiệm sinh động, các ngày hội, ngày lễ gửi các các hình ảnh hấp dẫn, qua zalo, fanpage, website và mã QR…. Những nội dung dạy
học hiện đại sẽ giúp phụ huynh tiếp cận một cách mới mẻ trong việc cùng giáo
viên áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục trẻ.
Hơn hai năm qua, với công
tác “dân vận khéo”, xuất hiện nhiều cá nhân điển hình, nhiều cách làm hay và có
nhiều tiết dạy, hoạt động giáo dục trẻ theo hình thức mới gắn với chuyển đổi số
trong trường mẫu giáo Kim Đồng I, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện chuyển
đổi số chung của toàn quận Lê Chân.
Hải Phòng, ngày 8 tháng 10 năm 2024
Người viết
Phương Thanh Xuân